Người đại diện của thủ môn Đặng Văn Lâm tiết lộ rằng, đã có một số đội bóng tại Nga và Nhật Bản sẵn sàng chi 1,2 triệu USD để mua thủ môn này là tin bóng đá đáng chú ý của chúng tôi.
Thủ thành Đặng Văn Lâm có thể trở thành cầu thủ đắt giá nhất Việt Nam
Nếu thương vụ thành công, Văn Lâm sẽ đi vào lịch sử của bóng đá Việt Nam với tư cách là cầu thủ triệu đô đầu tiên.
Năm 2019, Muangthong United đã phải chi 500 nghìn USD để chiêu mộ Đặng Văn Lâm từ CLB Hải Phòng. Theo bongdaso tiết lộ, đội bóng Thai League này sẽ để thủ môn 26 tuổi ra đi nếu nhận được đề nghị không dưới 1 triệu USD.
“Việc có bán Đặng Văn Lâm hay không còn phụ thuộc vào tương lai. Nếu cậu ấy có cơ hội thi đấu tốt hơn hoặc CLB nhận lời đề nghị hấp dẫn, chúng tôi sẽ cân nhắc. Điều quan trọng nhất là phải đúng thời điểm. CLB cũng cần chuẩn bị tìm người thay thế xứng đáng. Văn Lâm đã ký hợp đồng 3 năm với Muangthong United kèm điều khoản phụ, thời gian còn rất dài”, ban lãnh đạo của Muangthong United đã lên tiếng.
Đầu mùa 2020, Văn Lâm dính chấn thương, trong thời gian thủ môn này dưỡng thương, Muangthong United đã đôn Somporn Yos lên thay thế. Có lẽ vì thủ môn người Thái chơi tốt và cho thấy đủ sức thay thế Văn Lâm nên đội bóng Thái Lan muốn bán thủ thành Văn Lâm?
HLV Park Hang-seo nhận được nhiều may mắn hơn HLV Calisto
Ông thầy người Hàn Quốc khoe sắp tới tính áp dụng ba hệ thống chiến thuật khác nhau cho học trò, bởi chơi cũ dường như bị các đối thủ nghiền ngẫm kỹ bắt bài. Dấu hiệu của nó đến từ kết quả bóng đá thất bại tại vòng chung kết U-23 châu Á 2020 khiến ông Park phải tìm cách biến hóa đa dạng hơn lối chơi cho các đội tuyển quốc gia.
Đã vài lần ông Park thử nghiệm cách đá mới trên tuyển nhưng thời gian không cho phép và cầu thủ chưa va chạm nhiều lẫn chưa phù hợp. Nó buộc ông Park phải giữ nguyên kiểu chơi cũ với những điều chỉnh tương đối mà không thể biến đổi một cách toàn diện hơn để tránh nhàm chán và tránh sự phán đoán của đối phương.
Ông Park thừa nhận gặp nhiều may mắn trong suốt hơn hai năm qua, dù ông vẫn hay với những chiến tích ngoài mong đợi. Tuy nhiên, ông thầy Hàn biết chắc chắn thành công sẽ không thể đồng hành với các đội tuyển Việt Nam mãi nếu không biết cách tự làm mới mình.
Cái may khác của thầy Park là trong lúc giải tạm hoãn vì dịch bệnh COVID-19, ông có dư dả thời gian cùng các cộng sự tập trung nghiên cứu một vài lối chơi khác cho học trò. Hoàn cảnh của ông bây giờ thuận lợi hơn rất nhiều cách đây hơn 10 năm, tiền nhiệm Calisto từng khao khát làm nên cuộc cách mạng nhưng không thành.
Hồi đó, HLV Calisto lần đầu tiên giúp đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2008 bằng một thế hệ tài năng vừa chín, tương tự ông Park Hang-seo tái lập chiến tích ở năm 2018. Tuy nhiên, ngay ở các mùa giải Đông Nam Á sau, ông thầy người Bồ Đào Nha không may mắn với những lứa học trò của đội trẻ U-23 lẫn tuyển quốc gia vì thiếu thời gian và điều kiện để thay đổi.
SEA Games 2009, ông Calisto cùng các học trò không may mắn để thua U-23 Malaysia 0-1 trong trận chung kết do một bàn đá phản lưới nhà, dù trận vòng bảng đã thắng dễ 3-1. Cho đến AFF Cup một năm sau đó, ông Calisto vẫn giữ con người cũ và lối chơi không nhiều đổi mới. Kết quả thầy trò ông bị loại ở bán kết bởi Malaysia và sau đó không lâu, HLV người Bồ Đào Nha này chia tay với VFF.
Chẵn 10 năm sau một kỳ AFF Cup 2010 gây thất vọng, ông Park Hang-seo mới giúp đội tuyển quốc gia đăng quang đầy thuyết phục với một lứa cầu thủ mới. Ngay sau chức vô địch Đông Nam Á mùa 2018, ông Park đã dặn dò học trò không ngủ quên trên chiến thắng và việc giữ ngôi vua AFF Cup vào cuối năm 2020 càng khó hơn.
Hiện tại, ông Park đang hối hả tìm lối đi riêng và mới cho các tuyển thủ Việt Nam để tiếp tục tham vọng lên ngôi vô địch lần nữa. Cứ như thầy Hàn đã thấy và thuộc bài học quý giá từ thất bại của tiền nhiệm Calisto hơn 10 năm trước nhằm tránh đi vào vết xe đổ.