Căng cơ trong bóng đá là tình trạng khá phổ biến đối với các cầu thủ. Để tìm hiểu về nguyên nhân và cách chữa, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
1. Nguyên nhân gây căng cơ trong bóng đá
Nếu bạn muốn tìm hiểu về cách chữa căng cơ khi đá bóng thì bạn phải tìm hiểu nguyên nhân trước tiên. Có 3 nguyên nhân chính khiến người chơi dễ bị căng cơ khi chơi đá bóng.
Vận động quá sức
Việc vận động quá sức được coi là một trong những lí do khiến cho bạn cảm thấy bị căng cơ khi đá bóng. Khi bạn chơi đá bóng với tần suất có nhiều và vượt quá được sự chịu đựng của các cơ bắp hay xương thì nó sẽ làm cho bạn cảm thấy đau nhức khó chịu. Chơi bóng đá giúp cho bạn rèn luyện thể lực nhưng đến mức bị căng cơ thì quả thực là không nên.
Không khởi động trước khi vận động
Nhiều người có thói quen không khởi động trước khi tham gia chơi bóng đá khiến cho các cơ bắp bị đau khi thi đấu trên sân. Khởi động trước khi chơi thể thao là điều cần thiết để giúp các cơ làm quen với nhịp độ vận động. Khi bạn chơi đá bóng mà không khởi động thì các cơ xương bị co giãn đột ngột khiến cho cơ thể mệt mỏi. Hãy lưu ý, khởi động trước khi đá bóng là điều cần thiết và ngay cả khi bạn là người khỏe mạnh thì đây cũng là việc bạn cần làm đầu tiên.
Chấn thương khi chơi đá bóng
Khi bạn chơi đá bóng, chắc chắn bạn sẽ không tránh khỏi những lần va chạm gây ra những tổn thương ở bắp chân như cơ hay mạch máu và làm cho bạn cảm thấy đau nhức khó chịu. Sau một thời gian cơ thể không được luyện tập đều đặn, thì các chấn thương sẽ xảy ra khi bạn hoạt động quá sức.
Mời bạn xem thêm lịch thi đấu bóng đá hôm nay cập nhật đầy đủ các thông tin liên quan đến trận cầu một cách sớm nhất và chính xác nhất.
2. Cách chữa căng cơ khi đá bóng
Nghỉ ngơi
Việc đầu tiên phải làm ngay sau khi bị căng cơ đó là dừng ngay việc đá bóng, đừng để cơ phải chịu bất kỳ áp lực nào, để cơ nghỉ ngơi.
Nếu căng cơ nhẹ, không đau lắm thì bạn nên dành một tí thời than chờ cơ hồi phục, có một vài chai xịt giảm đau cho tình huống nhẹ, còn nếu như quá đau không thể trở lại sân thì bạn nên đi chườm lạnh ngay.
Việc chườm đá sẽ giảm xuống lượng máu lưu thông đến vết thương, từ đó giảm sưng tấy, nhau nhức mà bạn đang gặp phải. Lưu ý là bạn không nên chườm đá lạnh trực tiếp lên vùng da bị trầy, chảy máu.
Sơ cứu khi bị căng cơ chân
Trong quá trình chơi đá bóng, nếu như xảy ra va chạm hoặc cảm thấy các dấu hiệu sưng tấy, bầm tím, đau các khớp xương kế bên, gân cơ bị yếu thì bạn nên ngừng cuộc chơi ngay lập tức bằng cách ra hiệu cho đồng đội, huấn luận viên để thay người.
Sau đó, chườm đá lạnh vào vùng cơ bị đau nhức nhằm giảm thiểu tình trạng sưng tấy (chườm đá khoảng 20 phút mỗi lần, không giới hạn thời gian chườm).
Tiếp theo nữa là hãy quấn băng vùng bị thương để nhằm giúp giảm viêm, sưng tấy thêm. Lưu ý là chỉ quấn băng vừa phải để không ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn.
Trong quá trình nghỉ ngơi, hãy nâng cao cơ bằng cách gác lên thành ghế, bàn nhằm giảm sưng tấy. Và một điều quan trọng nữa đó là trong bước sơ cứu căng cơ chân khi chơi bóng là uống thuốc giảm đau hoặc một số sản phẩm thực phẩm hỗ trợ xương khớp giúp cho vùng cơ nhanh lành (lưu ý khi dùng phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa).
Tập giãn cơ nhẹ nhàng
Khi bị căng cơ bắp, bạn nên tránh các hoạt động với cường độ mạnh. Thay vào đó, bạn chỉ nên tập giãn cơ nhẹ nhàng, thực hiện các động tác kéo căng và những bài tập tăng tuần hoàn cho cơ bắp như kéo giãn cơ stretching, tập yoga…
Xoa bóp cơ bắp
Những động tác massage và xoa bóp cơ bắp sẽ giúp cho việc tăng cường lưu thông máu dưới da cũng như kích thích khả năng tự hồi phục của cơ bắp từ đó giảm đau hiệu quả.
Mời bạn tham khảo tỷ lệ dự đoán cập nhật các trận cầu thuộc các giải đấu chuyên nghiệp hàng đầu thế giới được tổng hợp đầy đủ tại ketquabongda.com
Trên đây là nguyên nhân các cách chữa căng cơ trong bóng đá. Hy vọng, bạn có thể áp dụng những biện pháp này để có thể nhanh chóng chữa được những chấn thương khi chơi đá bóng.