Thời điểm vàng để sơ cứu người đuối nước, cách sơ cứu cơ bản nhất

Thời điểm vàng để sơ cứu người đuối nước, chia sẻ những phương pháp sơ cứu cơ bản nhất cần nắm được để giúp đỡ những trường hợp đuối nước không mong muốn. Cùng yeuthethao360.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây. 

Sẽ thật nguy hiểm nếu như bạn không biết làm gì để sơ cứu cho một người không may bị đuối nước vừa được đưa lên bờ. Khi ở dưới nước người bị nạn có thể bị ngạt nước nặng và cũng có thể dẫn tới bị ngất khi đó bạn sẽ cần phải nắm bắt được biện pháp sơ cứu kịp thời nếu không cho dù bạn có cứu được họ lên khỏi mặt nước thì tính mạng của họ có khi vẫn không được đảm bảo. Chính bởi vậy hãy nắm bắt phương pháp sơ cứu đuối nước dưới đây.

1. Thời điểm vàng để sơ cứu đuối nước

Đuối nước là một trong những tai nạn nguy hiểm nhưng lại rất thường gặp khi bạn đi bơi hay tham gia các hoạt động dưới nước. Đuối nước không chỉ xảy ra với những người chưa biết bơi mà nó cũng có thể xảy đến với những người biết bơi thành thạo nhưng do vùng nước bơi không phù hợp hay có thể do họ bị chuột rút bất ngờ.

Thời điểm vàng sơ cứu đuối nước

Thời điểm vàng sơ cứu đuối nước

Đuối nước là một dạng của ngạt do người bị nạn không thể làm chủ được cơ thể khi ở dưới nước để cơ thể được nổi lên so với mặt nước do đó mà nước sẽ bị hít vào phổi hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản. Khi bị ngạt nước, nạn nhân sẽ bị ngừng thở từ đó dẫn đến việc tim đập chậm lại. Thời gian ngừng thở tiếp tục sẽ dẫn đến việc thiếu oxy máu từ đó gây tăng nhịp tim, huyết áp. Trong khoảng từ 20 giây đến 2 – 5 phút nhịp thở xuất hiện trở lại và khiến cho nước tiếp tục bị hít vào gây co thắt thanh quản tức thì và lúc này lại xuất hiện cơn ngừng thở lần 2. Và lúc này nhịp tim rối loạn và chậm dần lại gây ngừng tim và tử vong.

Để cứu sống nạn nhân thì bạn cần phải có phương án can thiệp nhanh nhất, tốt nhất là ngay từ khi có cơn ngừng thở đầu tiên xuất hiện (1-4 phút đầu tiên tính từ khi nạn nhân bị chìm trong nước).

Để có thể cứu được nạn nhân thì bạn cần phải có phương án giải phóng đường thở và cung cấp oxy cho nạn nhân một cách nhanh nhất. Việc làm đầu tiên là đưa nạn nhân lên bờ và đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Nếu nạn nhân không có bất kỳ phản xạ nào và sờ mạch không có thì bạn nên thực hiện ấn tim ngoài lồng ngực kết hợp với việc hô hấp nhân tạo. Hãy đảm bảo trong đường thở của nạn nhân không mắc dị vật dị bằng cách dùng gạc hay khăn vải vóc đờm dãi  và dị vật ra khỏi miệng.

2. Phương pháp cấp cứu tại chỗ với người bị đuối nước

2.1. Phương pháp hô hấp nhân tạo

  • Đặt nạn nhân lên nền phẳng cứng, nới lỏng quần áo để giúp đường hô hấp không bị cản trở.
  • Người cấp cứu quỳ bên trái nạn nhân, tay trái nâng nhẹ cổ để giúp đường thở thành đường thẳng đồng thời bạn cũng dùng tay trái để bóp mở miệng nạn nhân ra. Tay phải dùng để bịt mũi nạn nhân.
  • Người cứu hít một hơi thật sâu sau đó áp miệng mình và miệng nạn nhân và thổi vào.
  • Sau khi hết hơi thì người cứu lại thực hiện lại động tác hà hơi thổi ngạt.

Xem thêm : Những tác dụng tuyệt vời của bơi ếch có thể bạn chưa biết

2.2. Phương pháp xoa bóp tim ngoài lồng ngực

  • Bạn hãy quỳ bên trái nạn nhân, vị trí quỳ ngang ngực sẽ giúp bạn thực hiện xoa bóp với lực tốt nhất. Đặt 2 bàn tay chồng lên nhau ngay vị trí xương ức.
  • Dùng sức mạnh của cả người và 2 tay ấn mạnh xuống ép xương ức ra sau sâu khoảng 4 – 5cm với người lớn, 1 – 2cm với trẻ em. Nên nhớ không được ép lên sườn nạn nhân vì có thể làm gãy xương hay vỡ gan, vỡ lá lách.
  • Liên tục ép như vậy một cách đều đặn
Kết hợp hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực

Kết hợp hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực

Bạn nên thực hiện kết hợp giữa 2 động tác hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực. Cứ hà hơi thổi ngạt 2 lần lại thực hiện ép tim 30 lần. Sau 5 chu kỳ hà hơi thổi ngạt và ép tim hãy kiểm tra nhịp thở và nhịp tim của nạn nhân, nếu chưa thấy có động thái gì thì bạn lại tiếp tục thực hiện quy trình đó.

  • Tần số thổi ngạt: Trẻ sơ sinh 30 lần/phút, trẻ nhỏ 20 – 25 lần/phút, trẻ lớn 14 – 18 lần/phút.
  • Tần số ép tim là 100 lần/phút.

Nếu nạn nhân có dấu hiệu thở và tim đập trở lại thì hãy cho nạn nhân nằm ở tư thế hồi phục, ủ ấm cho nạn nhân và theo dõi vận chuyển tới cơ sở y tế gần nhất. Bạn hãy giúp nạn nhân có cơ hội sống cao nhất bằng các biện pháp sơ cứu đúng cách trước khi nhân viên y tế đến. Tuy nhiên, để bảo vệ mình tránh tình trạng đuối nước hay có thể trau dồi những kỹ năng cứu người tốt nhất thì bạn cũng nên có những kỹ năng bơi lội thật tốt.

Bài liên quan