1. Tìm hiểu chung về Bơi Ngửa
Xét về cơ bản hình thức này rất giống với bơi sải kỹ thuật tay cũng quạt luân phiên, chân là sự đảo ngược của chân sải, có thể nghiên từ bên này sang bên kia. Tuy nhiên hình thức bơi này không hoàn toàn là bơi tự do. Theo luật yêu cầu Vận động viên phải nằm ngửa không được xoay quá 90 độ so với đường nằm ngang. Tuy nhiên động tác bơi ngửa cần thực hiện nhiều hơn khi cơ thể nằm nghiêng.
Xét về kỹ thuật yêu cầu độ chính xác cao trong từng động tác. Đây được gọi là kiểu bởi “trầm” nhất về tài năng (rất ít tài năng). Bởi phần lớn các vận động viên không thể duy trì sự chính xác để đạt được thành công.
“Bơi Ngửa đúng là bơi nghiêng” (Mark Schubert)
Bơi ngửa đúng là bơi nghiêng và sau khi đã tập luyện thuần thục bơi sải bạn hoàn toàn có thể bắt đầu tập bơi ngửa. Kiểu bơi này hoàn toàn khác với bơi ếch ở chỗ bơi ngửa bạn sẽ không thể nhìn về phía trước như bơi ếch. Vì thế để đảm báo an toàn thì trước khi tập bơi ngửa bạn cần quan sát xem phía trước có vật cản gì không. Có một điểm bơi ngửa giống bơi trườn sấp là 2 chân đập giống nhau.
2. Kỹ thuật bơi ngửa cơ bản
Kỹ thuật bơi ngửa được chia làm các giai đoạn cơ bản như sau. Chúng ta cần tìm hiểu từng giai đoạn một.
Giai đoạn 1: Tập nổi người (ngửa)
- Mức nước yêu cầu thấp ngang đầu gối, ngồi xuống đáy bế, 2 tay chống sau lưng, hít hơi sâu vào và nín thở.
- Hai tay chống từ từ rồi nâng cho người nổi lên nằm ngang mặt nước
- Đưa hai tay lên song song với thân , 2 bàn chân duỗi thẳng, nổi lên mặt nước.
- Tạo mực nước ngang bụng, châm móc vào thành bể, nằm dài trên mặt nước.
- Nếu muốn đứng lên thì 2 tay quạt nước ra sau đồng thời chân co lại đặt chân xuống đáy bể, đứng lên (dễ dàng).
Giai đoạn 2: Tập lướt nước ngửa
- Mực nước yêu cầu ngang bụng, mặt quay vào thành bể hai tay nắm thành bể, 2 chân co đặt lên cao trên thành bể, ngửa đầu về phía sau nín thở, tập trung sức và tư tưởng.
- Hai tay buông, ngả người ra sau, 2 chân đạp mạnh vào thành bể
- Giữ thân người thẳng, lướt nước nhẹ nhàng (mực nước ngang tai).
Giai đoạn 3: Tập chân ngửa trên cạn.
Tư thế ngồi trên thành bể, chống hai tay phí sau, tập đập chân ngửa, 2 chân luân phiên đưa xuống và hất mạnh từ dưới lên
Giai đoạn 4: Tập chân ngửa dưới nước.
- Nằm ngửa, 2 tay nắm thành bể, hoặc chống tay xuống đáy bể (chỗ nước cạn).
- Nằm ngửa, 2 tay nắm ván bơi để trên đầu, chân ngửa.
- Nằm ngửa, 2 tay duỗi thẳng phía trước, đập chân ngửa.
Xem thêm : Tập bơi ếch như thế nào cho đúng, kỹ thuật bơi cho người mới
Giai đoạn 5: Tập tay ngửa trên cạn.
Tư thế này nằm ngửa trên thành bể
- Động tác đứng thẳng hay nằm trên thành bể, tập luân phiên từng tay, động tác quạt tay ngửa trên cạn (một tay duỗi dọc theo thân người).
- Tư thế đứng thẳng hoặc là nằm trên ghế dài, 2 tay luân phiên động tác quạt tay ngửa trên cạn.
- Đứng thẳng hoặc nằm trên ghế dài, 2 tay luân phiên quạt tay ngửa và luân phiên đá hất chân nhịp nhàng như khi bơi ngửa.
Giai đoạn 6: Tập tay ngửa duới nước.
- Tư thế đứng dưới bể, mực nước ngang bể, tập động tác bơi tay ngửa (có thể tập từng tay cho quen rồi sau đó tập 2 tay).
- Tư thế nằm ngửa, chân móc vào thành bể, 2 tay quạt nước (tay ngửa).
- Tập theo từng cặp 2 người (nếu có nhiều người tập), tiến hành tập luân phiên người này giữ chân cho người kia để tập bơi tay ngửa (2 chân không được nâng cao). Khi đó người hướng dẫn có thể hơi đỡ bên dưới (ngang người) cho người tập lúc ban đầu.
Giai đoạn 7: Động tác tập chân và tay ngửa, phối hợp thở (trên cạn)
- Tư thế đứng thẳng hoặc là nằm ở trên ghế dài, 2 tay quạt nước liên tục, bởi ngửa ăn khớp nhịp nhàng với đôi chân đá hất lên và đập xuống (như đang bơi ngửa) đồng thời thở, hít khí trời (khi tay thuận đẩy nước thì thở ra, khi tay thuận di chuyển trên không thì hít vào).
Giai đoạn 8: Tập phối hợp toàn bộ dưới nước (chân tay ngửa phối hợp).
Giữ mực nước ngang bụng hoặc ngực, tư thế nằm ngửa đạp mạnh thành bể, lướt nước và kiên trì tập luyện nhiều lần theo chiều ngang bể, tay chân ngửa, kết hợp thở như đã trập ở trên cạn. Kiên trì tập luyện nhiều lần theo chiều ngang bể, tay chân ngửa phối hợp thở như đã tập trên cạn cho tới khi thuần thục. Nếu chưa thuần thục thì phải xem xét sai chỗ nào, rút kinh nghiệm sửa chữa và cân tập lại trên cạn cho thật nhuần nhuyễn.
Với kỹ thuật bơi ngửa để giữa thăng bằng thì động tác tay và chân phải được luân phiên thực hiện chéo nhau. Tay trái vào nước thi chân phải hất lên, tay phải vung trên không thi chân trái đưa xuống sâu (để chuẩn bị đá hất lên) Và Ngược lại. Rất kỳ vọng với những kỹ thuật được chia sẻ ở trên thì bạn sẽ có thể tập bơi, học bơi hiệu quả.